Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng

Những câu nói hay về công việc tạo động lực, truyền cảm hứng - Tập đoàn Gia Hưng Group

 

Con đường sự nghiệp của mỗi người không phải lúc nào cũng bằng phẳng, dễ đi nên đôi lúc bạn cảm thấy chán nản, mất động lực làm việc. Hãy ngừng ngay những suy nghĩ tiêu cực làm bạn muốn bỏ cuộc và bắt tay vào chinh phục thử thách với top câu nói hay, truyền cảm hứng thành công Tập đoàn Gia Hưng Group chia sẻ.

Những hình ảnh tạo động lực làm việc P2 - Tập đoàn Gia Hưng Group

 

Khó khăn nào rồi cũng qua đi như sau cơn mưa, trời lại sáng. Chỉ cần bạn cố gắng không khó khăn nào bạn không vượt qua được cả.

Cơ hội đến với tất cả mọi người nhưng để nắm bắt và đạt được thành công thì phụ thuộc vào cách mà mỗi người trải nghiệm nó.

Thành lập công ty _ trọn gói cùng Tập đoàn Gia Hưng Group

 

Việc thành lập công ty hiện nay đã trở nên vô cùng đơn giản với dịch vụ trọn gói đến từ Tập đoàn Gia Hưng Group, với chi phí tối ưu và dịch vụ hỗ trợ toàn diện, các bạn sẽ nhận được giấy phép công ty, con dấu công ty và hoàn thành các thủ tục báo cáo thuế đầu vào, cũng như tư vấn và hỗ trợ trong suốt quá trình công ty hoạt động.

Những hình ảnh doanh nhân làm việc tại văn phòng tạo động lực phần 1

 

Thành công luôn được đánh đổi bằng sự nỗ lực, rèn luyện mỗi ngày

Quyền sở hữu trí tuệ là gì, Đặc điểm, nội dung của quyền sở hữu trí tuệ

 


Quyền sở hữu trí tuệ là gì, Quyền sở hữu trí tuệ tiếng Anh là gì, Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ? Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định mới, Căn cứ để xác lập quyền sở hữu trí tuệ, Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ.

    Sở hữu trí tuệ là một thuật ngữ không còn xa lạ đối với doanh nghiệp, người dân. Một xã hội chỉ có thể phát triển được khi ở đó, cá nhân, tổ chức đề cao, tôn trọng và tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ. Bởi lẽ, khi quyền sở hữu trí tuệ được đảm bảo, các cá nhân, tổ chức có thể yên tâm sáng tạo, hoạt động kinh doanh. Vậy, Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Đặc điểm, nội dung của quyền sở hữu trí tuệ?

    quyen-so-huu-tri-tue-la-gi-dac-diem-noi-dung-quyen-so-huu-tri-tue

    Căn cứ pháp lý:

    • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009

    Mục lục bài viết

    Ẩn
    • 1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì
    • 2. Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ:
    • 3. Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định mới:
    • 4. Căn cứ để xác lập quyền sở hữu trí tuệ:
    • 5. Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ:

    1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

    Theo khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009, Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

    Có thể thấy việc một tổ chức hay cá nhân có công sức nghiên cứu và sáng tạo để hoàn thành một công trình, một sản phẩm mới sẽ được công nhận về quyền sở hữu trí tuệ. Các tác phẩm sẽ được pháp luật bảo hộ trên những phương diện như quyền sở hữu trí tuệ của tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng,  quyền sở hữu công nghiệp.

    Sở hữu trí tuệ tiếng Anh là intellectual property, viết tắt là “IP”.

    Quyền sở hữu trí tuệ tiếng Anh là: Intellectual property rights).

    2. Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ:

    – Sở hữu 1 tài sản vô hình: Sở hữu trí tuệ được định nghĩa là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình. Tromg đó tài sản vô hình được hiểu là kết quả của quá trình tư duy sáng tạo trong bộ não con người hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy định bảo hộ, được biểu hiện dưới nhiều hình thức vật chất khác nhau nhưng có trị giá được tính bằng tiền và có thể trao đổi.

    Ví dụ: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn…

    – Quyền sử dụng đóng vai trò quan trọng: khi một sản phẩm trí tuệ được sáng tạo ra, bản thân sản phẩm đó vẫn chưa định hình được giá trị mà phải qua sử dụng, ứng dụng vào thực tế để xem xét được sản phẩm sáng tạo đem lại lợi ích gì cho cộng đồng, xã hội. Từ đó mới định hình được giá trị thực sự mà sản phẩm đem lại để có hướng phát triển và bảo hộ phù hợp, ví dụ đối với những sáng chế, phải biết được những sáng chế đó có điểm mạnh gì cho thị trường, thu hút được nguồn lợi gì để cho các nhà đầu tư rót tiền quảng bá sáng chế, tiếp đó xúc tiến thực hiện các quyền chuyển giao hay chuyển quyền sử dụng để đưa sản phẩm sáng tạo đó đến mọi người 1 cách rộng rãi.

    – Bảo hộ có chọn lọc: Không phải tài sản vô hình nào cũng được bảo hộ mà bắt buộc phải có sự sáng tạo của người tạo ra sản phẩm đó, theo đó tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009;  cũng có quy định về những trường hợp không nằm trong diện bảo hộ: tin tức thời sự đưa tin thuần tuý; Văn bản hành chính; Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

    – Mang tính lãnh thổ và có thời hạn:

    +Tính lãnh thổ :

    Có giới hạn nhất định. Chỉ được bảo hộ trong phạm vi một quốc gia, trừ trường hợp khi có tham gia Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ thì lúc đó phạm vi bảo hộ được mở rộng ra các quốc gia thành viên.

    Ví dụ: bạn đăng ký bảo hộ ở quốc gia A thì trong phạm vi quốc gia này, không ai được xâm phạm đến quyền sở hữu của bạn đối với tài sản đó.

    Tuy Bảo hộ một cách tuyệt đối nhưng quyền này không hề có giá trị tại quốc gia B (hay C) khác, trừ khi các quốc gia B ( hay C) này cùng tham gia một Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với A.

    + Thời gian:

    Pháp luật có đặt ra thời hạn bảo hộ. Trong thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bất khả xâm phạm. Hết thời hạn bảo hộ này (bao gồm cả thời hạn gia hạn nếu có), tài sản đó trở thành tài sản chung của nhân loại, có thể được phổ biến một cách tự do mà không cần bất kỳ sự cho phép nào của chủ sở hữu.

    Ví dụ: Căn cứ Điều 27 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 của Việt Nam quy định:

    “….2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
    a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình….”

    – 1 sản phẩm trí tuệ có thể được bảo hộ bởi nhiều loại quyền sở hữu trí tuệ khác: Ví dụ, chiếc đầu đĩa CD. Việc bảo hộ độc quyền sáng chế được thực hiện đối với nhiều bộ phận kỹ thuật của chiếc đầu đĩa. Kiểu dáng của nó cũng được bảo hộ bởi các quyền đối với kiểu dáng công nghiệp. Tên của chiếc đầu đĩa được bảo hộ về nhãn hiệu.

    3. Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định mới:

    Theo quy định tại Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ, đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng như sau:

    Đối tượng quyền tác giả

    Quyền tác giả là quyền của tổ chức hay cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc do mình sở hữu.

    Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây còn gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức và cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, tín hiệu vệ tinh, chương trình phát sóng mang chương trình được mã hóa.

    Đối tượng quyền tác giả gồm có tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả gồm có cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

    Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

    Quyền sở hữu trí tuệ công nghiệp là quyền của tổ chức hay cá nhân đối với sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

    Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp gồm có sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

    Đối tượng quyền đối với giống cây trồng

    Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức và cá nhân đối với giống cây trồng mới do chính mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

    Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu thu hoạch và vật liệu nhân giống.

    4. Căn cứ để xác lập quyền sở hữu trí tuệ:

    Pháp luật dựa trên căn cứ xác định quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ cho các đối tượng phù hợp. Theo quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, căn cứ phát sinh quyền được hướng dẫn như sau:

    “1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

    Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

    Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:

    a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;

    b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;

    c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;

    d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

    Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.”

    5. Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ:

    Một là, đối tượng của tranh chấp là quyền sở hữu trí tuệ

    Đối tượng của tranh chấp bao giờ cũng phải được xác định một cách cụ thể và chính xác, để dựa vào đó làm căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Trong tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ thì đối tượng tranh chấp đó chính là quyền sở hữu trí tuệ, đó có thể là quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền đối với giống cây trồng.

    Hai là, tranh chấp xảy ra với tính chất phức tạp và chuyên môn sâu

    Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là một trong những tranh chấp được xác định là một trong những tranh chấp phức tạp nhất. Như chúng ta đã biết, với tính đa dạng của đối tượng sở hữu trí tuệ cũng như các loại tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ đã tạo nên sự phức tạp cho loại tranh chấp này.

    Từ đó đặt ra yêu cầu đối với người giải quyết tranh chấp phải có nhiều kinh nghiệm, am hiểu pháp luật về sở hữu trí tuệ; có sự phối hợp nhiều cơ quan và có phương pháp, cách thức xác định thiệt hại xảy ra để giải quyết tranh chấp  một cách hiệu quả; bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.

    Ba là, tranh chấp phát sinh liên quan nhiều đến thông tin bí mật của doanh nghiệp

    Một trong những yếu cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh hiện nay đó là các thông tin liên quan đến bí mật doanh nghiệp, có thể là phương thức sản xuất, kiểu dáng sản phẩm hay việc thiết kế một nhãn hiệu,…Tổng hợp các yếu tố trên tạo thêm uy tín của mỗi doanh nghiệp trong con mắt của người tiêu dùng. Và xét về bản chất thì các yếu tố đó phần nào thuộc về quyền sở hữu trí tuệ.

    Bốn là, liên quan chặt chẽ đến yếu tố cạnh tranh trên thị trường.

    Cạnh tranh là điều tất yếu trong tất cả các lĩnh vực trong đời sống, nhất là môi trường kinh doanh. Trong đó việc cạnh tranh về các sản phẩm, sự cung cấp dịch vụ hay chất lượng, kiểu dáng sản phẩm đều được chú ý. Trong đó, quyền sở hữu trí tuệ là một trong những tranh chấp nổi bật nhất.

    #tap-doan-gia-hung-group

    #giahuco.com

    #dich-vu-thanh-lap-cong-ty, #thanh-lap-doanh-nghiep

    #thiet-bi-van-phong, #van-phong-pham, #may-tinh

    #dich-vu-bao-ve, #dich-vu-ve-si, tham-tu

    #cho-vay-von, #cho-thue-tai-chinh #cho-vay-tai-chinh

    Các bước để xây dựng - phát triển doanh nghiệp

     

    Mỗi cá nhân sẽ có một định hướng để kinh doanh và trở thành doanh nhân thành đạt. Để có định hướng tốt cho doanh nghiệp nhỏ của mình bạn có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng tôi. Từ những chia sẻ hữu ích này của Tập đoàn Gia Hưng Group hy vọng bạn có thể kết hợp với kinh nghiệm và năng lực của bản thân để lên một phác đồ thích hợp cho con đường kinh doanh của mình để xây dựng doanh nghiệp thành công.

    10 chiến lược phát triển doanh nghiệp hiệu quả

     


    Mỗi một doanh nghiệp đều có những cách khác nhau để tồn tại và phát triển. Vào những thời điểm khác nhau, doanh nghiệp cũng cần những phương pháp vận hành khác nhau. Bài viết dưới đây của Tập đoàn Gia Hưng Group  10 chiến lược phát triển doanh nghiệp hiệu quả mà bạn có thể xem xét và áp dụng với chính doanh nghiệp của mình.

    Những lưu ý khi lập chiến lược phát triển doanh nghiệp

    Tuy nhiên, trước khi hoạch định bất kỳ chiến thuật nào cho doanh nghiệp, bạn cần phải lưu ý một số trọng điểm sau đây:

    Phân tích SWOT

    Phân tích SWOT là quá trình phân tích điểm mạnh – Strengths, điểm yếu – Weaknesses, cơ hội – Opportunities và thách thức – Threats. Mô hình phân tích SWOT giúp bạn đưa ra những đánh giá khách quan về bản thân và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

    Từ kết quả phân tích SWOT bạn có thể đưa ra những chiến lược phù hợp để phát huy thế mạnh của chính mình, để tận dụng những cơ hội sắp đến trên thị trường, hoặc để giảm thiểu những rủi ro khách quan như luật pháp hay quy định kinh doanh của chính phủ.

    Phân tích SWOT là bước đầu tiên và không thể thiếu trước khi hoạch định chiến lược kinh doanh hay chiến lược quảng bá,… của tất cả doanh nghiệp.

    Unique Selling Proposition – USP

    USP là điểm bán hàng độc nhất, tức là đặc điểm nổi bật nhất. Việc xác định USP và làm nổi bật nó, lan tỏa nó sẽ khiến bạn có một dấu ấn và trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. USP là con át chủ bài, là đặc điểm chỉ có bạn mới có và là điều bạn làm tốt nhất, là át chủ bài để cạnh tranh với những thương hiệu khác. Do đó, mọi chiến lược, kế hoạch và nội dung cần xoay quanh USP.

    Mục tiêu rõ ràng

    Bên cạnh đó, trước khi đưa ra bất kỳ chiến lược nào bạn cũng cần đặt ra một mục tiêu rõ ràng. Mục đích chung thì vẫn là phát triển doanh nghiệp nhưng bạn cần chia nhỏ quá trình ra để xác định được mục tiêu phù hợp với từng giai đoạn. Có 2 loại mục tiêu là mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

    Mục tiêu dài hạn có thể kéo dài 1-2 năm, ví dụ như từ lúc thành lập doanh nghiệp cho tới lúc hoàn vốn hoặc chiếm lĩnh thị phần một phân khúc nào đó. Tuy nhiên, mục tiêu dài hạn khá chung chung và mất nhiều thời gian thực hiện. Do đó, nó không giúp bạn đánh giá hướng đi của công ty và khả năng đạt được mục tiêu đã đề ra.

    Nó cũng không giúp bạn theo dõi quá trình phát triển và thay đổi linh hoạt theo biến động của thị trường.

    Vì vậy, bạn cần các mục tiêu ngắn hạn, chi tiết hơn và thường chỉ kéo dài khoảng 6-12 tháng. Tuy ngắn nhưng loại mục tiêu này quan trọng bởi nó xác định cụ thể bạn muốn đạt được những thành tựu nào trước mắt và cách để đạt được chúng.

    Hãy nghĩ về 2 loại mục tiêu này như một bậc thang. Đích đến cuối cùng vẫn là đi lên tầng trên, nhưng bạn cần phải bước từng bậc thang để đạt được điều đó.

    Sự sáng tạo, đột phá

    Thực sự thì sự sáng tạo cần thiết trong mọi tình huống chứ không riêng gì việc lập chiến lược kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh càng khốc liệt thì sự sáng tạo lại càng đóng vai trò quan trọng, then chốt đem lại thành công.

    Khi hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, bạn cần sáng tạo ra một lối đi riêng.

    Khi muốn cạnh tranh với các đối thủ đã có chỗ đứng, bạn cần tìm ra phân khúc thị trường mà họ chưa chạm tới, những sản phẩm mà họ chưa phát triển hay những chính sách mà họ không áp dụng.

    Quy mô kinh doanh

    Quy mô kinh doanh cũng ảnh hưởng đến chiến lược bạn đề ra. Liệu công ty của bạn đang nhắm tới chiếm lĩnh thị trường một địa phương hay toàn quốc? Bạn đang nhắm tới phân khúc thị trường tầm trung hay các khách hàng giàu có, xa xỉ?

    Quy mô kinh doanh, trong nhiều trường hợp, cũng tương đồng với ngân sách khả dụng. Doanh nghiệp càng lớn ngân sách càng phải dồi dào, và các chiến lược, con đường phát triển cũng sẽ khác với những trường hợp ít ngân sách.

    Có thể bạn quan tâm: Thành lập công ty

    Mức độ cạnh tranh

    Một yếu tố khác cần phải suy xét chính là mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực của doanh nghiệp như thế nào.

    Tất nhiên nếu có nhiều đối thủ đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, bạn cần phải có kinh nghiệm và bản lĩnh để tìm được những chiến lược cạnh tranh.

    Kiểm tra và đánh giá

    Điều quan trọng cuối cùng giúp các kế hoạch của bạn phát huy hiệu quả chính là việc thường xuyên kiểm tra và đánh giá lại chúng. Doanh nghiệp nên theo dõi sát sao tiến trình thực hiện những mục tiêu của mình và đánh giá lại tính khả thi và tính đúng đắn của chúng một cách đều đặn theo chu kỳ.

    Môi trường, sở thích người dùng luôn luôn thay đổi, các chiến lược của bạn vì vậy cũng cần linh hoạt ứng biến.

    Nếu để đến các giai đoạn cuối mới phát hiện mục tiêu hoặc hướng đi không đúng đắn, sẽ rất có để quay lại và có nguy cơ mất trắng tất cả những gì đã đầu tư vào.

    10 chiến lược phát triển doanh nghiệp hiệu quả

    1. Thu hút đối tượng tiềm năng

    Thay vì nhắm vào tất cả mọi người hoặc bất cứ ai, doanh nghiệp chỉ cần tập trung tiếp cận và phục vụ đối tượng tiềm năng của mình.

    Tập trung vào một nhóm nhỏ những khách hàng có cùng những đặc điểm và động cơ mua hàng sẽ giúp bạn có xác suất thành công cao hơn. Bạn sẽ có một phương pháp tiếp cận nhất quán hơn, tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và nhất là, có thể xây dựng được một cộng đồng người dùng trung thành.

    Người dùng trung thành là bệ đỡ cho sự thành công của một thương hiệu, bởi vì họ sẽ sẵn sàng quay lại mua hàng của bạn, tạo nên một nguồn thu nhập, doanh số ổn định.

    Ngoài ra, họ cũng sẵn sàng làm cầu nối giữa bạn với những khách hàng khác, giúp bạn lôi kéo những người thân, người quen của họ đến với thương hiệu của bạn.

    Hãy thực hiện những nghiên cứu Customer insights để tìm ra điểm chung về tâm lý, hành vi tiêu dùng và điểm đau (pain points) của nhóm khách hàng tiềm năng để có được hướng tiếp cận đúng đắn nhất.

    2. Thu hút khách hàng của đối thủ

    Khách hàng mà đối thủ không thể phục vụ cũng chính là khách hàng tiềm năng của bạn. Chiến lược phát triển doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc lấp đầy chỗ trống giữa các đối thủ trên thị trường với bạn.

    Nói cách khác, bạn cần tìm hiểu opportunity gap để tìm ra những ngóc ngách mà thị trường chưa chạm tới, những người dùng chưa thỏa mãn với những thương hiệu đang tồn tại. Chỉ cần bạn cho họ thấy bạn có những gì họ cần, họ sẽ sẵn lòng tìm hiểu bạn, từ đó mở ra cơ hội thu hút và biến họ thành khách hàng tiềm năng của bạn.

    3. Đa dạng sản phẩm

    Khách hàng luôn luôn thích có nhiều sự lựa chọn khi mua sắm, giúp họ tìm được món hàng ưng ý nhất, xứng đáng nhất với số tiền bỏ ra.

    Do đó, đa dạng sản phẩm là chiến lược mà rất nhiều doanh nghiệp theo đuổi. Những ngành hàng sẽ hưởng lợi khi có nhiều mặt hàng, sản phẩm khác nhau bao gồm: thời trang, giày dép, trang sức, phụ kiện, hay công nghệ… Những lĩnh vực khác có thể không cần gấp rút cho ra những mẫu mã mới, tuy nhiên cũng phải làm mới mình thì mới giữ được sự tò mò, hứng thú của người tiêu dùng.

    4. Áp dụng công nghệ hiện đại

    Với đà phát triển của công nghệ, có rất nhiều công cụ hỗ trợ hiệu quả cho việc vận hành và phát triển doanh nghiệp. Trong quản lý, thương hiệu có thể sử dụng các hệ thống phần mềm quản lý để sắp xếp, phân chia và theo dõi công việc. Bên cạnh đó, phần mềm quản lý lòng trung thành, CRM (customer relationship management), giúp theo dõi và xây dựng sợi dây liên hệ chặt chẽ với khách hàng thân thiết.

    Ngoài ra, các ứng dụng di động và website cho phép đặt hàng trực tuyến giúp người dùng tiếp cận doanh nghiệp và dịch vụ một cách tiện lợi, mọi lúc mọi nơi. Các tiện ích như livechat giúp bạn chủ động tiếp cận để nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng và trải nghiệm người dùng của họ.

    5. Khai thác nền tảng trực tuyến

    Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, rất nhiều tương tác của con người đã dần chuyển dịch lên trên các nền tảng số.

    Có thể nói có một chiến lược phát triển doanh nghiệp trên nền tảng trực tuyến là một yếu tố sống còn cho mỗi doanh nghiệp hiện nay.

    Theo số liệu thống kê, mỗi khách hàng Việt Nam mua hàng trực tuyến trên 100 lần/năm. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp giờ đây cần chú trọng phát triển những chiến lược kinh doanh online, bán hàng trực tuyến.

    Bán hàng online cung cấp khả năng tiếp cận những khách hàng không có điều kiện đi đến cửa hàng vật lý, cũng như có thể bán hàng xuyên suốt 24/7 mà không bị gián đoạn.

    Bạn có thể bán hàng trên website của công ty, trên Facebook chính chủ hay trên nhiều nền tảng khác.

    Khi bán hàng trực tuyến, bạn cần chú trọng các chính sách giao hàng, phương thức thanh toán và quan trọng nhất, là chính sách ưu đãi, voucher/coupon hay tích điểm…

    6. Bán hàng đa kênh

    Kết hợp với bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp cũng nên thực hiện bán hàng đa kênh. Đa kênh tức là bạn có thể tiếp cận người dùng bằng nhiều con đường khác nhau, không chỉ bằng website hay page Facebook, mà còn có thể thông qua Zalo, Instagram

    Đó còn có thể là telesale, chốt đơn qua điện thoại. Kênh bán hàng trực tiếp bằng nhân viên sale cũng không được bỏ qua, bởi vì nó cũng đem lại nguồn doanh thu ổn định cho doanh nghiệp. Chưa kể, nhân viên sale giỏi có thể kiếm cho bạn những khách hàng trung thành đáng quý.

    7. Marketing nội dung

    Marketing nội dung, hay còn gọi là content marketing, là một trong những chiến lược phát triển doanh nghiệp rất bền vững. Content marketing tập trung tạo ra những nội dung, bao gồm bài viết, video hay infographic, thật sự hữu ích và có giá trị.

    Ưu điểm của việc chăm chút cho nội dung là nó, tuy tỷ lệ chuyển đổi ngay lập tức sẽ không cao, sẽ giúp bạn tạo dựng được sự tin tưởng của khách hàng. Bởi vì khi bạn giúp người đọc giải quyết vấn đề của họ, họ sẽ dần đặt trọn lòng tin vào bạn.

    Lúc này, họ sẽ có khả năng cao trở thành khách hàng trung thành của bạn. Họ sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và mang lại ra nhiều lợi ích về lâu về dài. Một mạng lưới khách hàng thân thiết là chìa khóa để dẫn đến thành công của một doanh nghiệp.

    8. Tận dụng sản phẩm cộng đồng

    Cộng đồng có một sức mạnh sáng tạo vượt trội mà không cá nhân nào có thể bì được. Bạn có thể sử dụng một vài chiến lược nhằm tận dụng nguồn lực sẵn có từ cộng đồng, từ người dùng của bạn để phát triển doanh nghiệp.

    Ví dụ điển hình nhất chính là các cuộc thi thiết kế ý tưởng logo, slogan từ cộng đồng. Một vài trò chơi điện tử thường xuyên mở những sự kiện cho cộng đồng tự tay thiết kế trang phục, ngoại hình vật phẩm. Những thiết kế đạt giải sẽ được chính thức đưa vào sử dụng và tặng một bản sao cho chủ nhân của nó.

    Doanh nghiệp tận dụng sự sáng tạo từ người dùng để bổ sung cho bản thân mình và đổi lại, người dùng cũng được hưởng những quyền lợi tương xứng như một phần thưởng. Bên cạnh đó, phương pháp này còn kêu gọi người dùng cộng tác, dấn thân vào hoạt động của doanh nghiệp, tạo cảm giác mình là một phần của doanh nghiệp.

    Từ đó, khách hàng sẽ có thể phát sinh thiện cảm dành cho bạn, gắn bó với bạn lâu và bền hơn nữa. Tuy nhiên, cũng cần lưu rằng không phải mọi khía cạnh đều có thể nhờ đến cộng đồng nếu không sẽ phản tác dụng, tạo cho họ cảm giác đang bị lợi dụng.

    Chưa kể, sản phẩm từ cộng đồng sẽ không thể hoàn toàn phù hợp với phong cách, đường lối định vị thương hiệu (branding guidelines) của bạn.

    9. Tiếp thị liên kết

    Với tiếp thị liên kết (affiliate marketing), bạn sẽ thuê các cộng tác viên sáng tạo nội dung liên quan và để lại một liên kết dẫn đến sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn. Về cơ bản, nó là một cách khai thác sức mạnh cộng đồng, sử dụng sức lan tỏa tập thể để tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn.

    Cộng tác viên của bạn càng đông và càng có uy tín, danh tiếng, thì bạn càng có cơ hội mở rộng tệp khách hàng, thu hút được nhiều người dùng hơn nữa. Tiếp thị liên kết là một chiến lược kinh doanh win-win khi mà cả bạn và những cộng tác viên đều được hưởng lợi. Bạn sẽ có được nhiều khách hàng hơn trong khi CTV thì được hoa hồng và những phần thưởng khác.

    10. Sử dụng influencer, KOL marketing

    Cuối cùng, một chiến lược phát triển doanh nghiệp, chiến lược tiếp thị vô cùng hiệu quả và được tận dụng triệt để hiện nay chính sử dụng các influencer. Influencer là những người có ảnh hưởng trong xã hội, có nhiều người theo dõi, nhiều fan hâm mộ.

    Kế hoạch là bạn sẽ tìm những người được quan tâm: ca sĩ, diễn viên, người mẫu, streamer hoặc những người có ảnh hưởng, nhất là trên mạng xã hội với nhiều lượt follow, tương tác… Sau đó, đơn giản là ký hợp đồng làm người đại diện cho thương hiệu và thường xuyên chia sẻ hoặc nhắc đến bạn. Những khán giả, độc giả theo dõi các influencer này sẽ dễ dàng bị thuyết phục khi thấy thần tượng của mình quảng bá một sản phẩm, thương hiệu.

    Hiện nay, influencer hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội là phổ biến. Ngoài ra, cũng có những streamer thường xuyên livestream những trò chơi hay hoạt động giải trí. Dù là nền tảng gì đi nữa thì những influencer càng đông fan thì hiệu quả lan tỏa càng lớn mạnh.

    Nói đi cũng phải nói lại, chiến lược sử dụng influencer quảng bá và phát triển doanh nghiệp khá đắt đỏ. Nó chỉ thực sự phù hợp với những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế và muốn đẩy mạnh việc tiếp cận với nhiều người dùng hơn thông qua các influencer.

    Trên đây là 10 chiến lược phát triển doanh nghiệp ổn định và bền vững. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều phương pháp khác mà doanh nghiệp có thể sáng tạo dựa trên những điều kiện cụ thể của mình. Điều quan trọng là phải đảm bảo những thỏa mãn những yêu cầu khi hoạch định chiến lược và không quên theo dõi và điều chỉnh kế hoạch một cách thường xuyên.

    #tap-doan-gia-hung-group

    #giahuco.com

    #dich-vu-thanh-lap-cong-ty, #thanh-lap-doanh-nghiep

    #thiet-bi-van-phong, #van-phong-pham, #may-tinh

    #dich-vu-bao-ve, #dich-vu-ve-si, tham-tu

    #cho-vay-von, #cho-thue-tai-chinh #cho-vay-tai-chinh

    Dịch vụ thành lập công ty - Tập đoàn Gia Hưng Group

      


    Thành lập công ty không chỉ đơn giản là việc xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh mà còn có nhiều vấn đề khác cần thực hiện theo đúng trình tự và quy định của Pháp luật.

    Top 10 tập đoàn lớn nhất thế giới hiện nay

     

    Có lẽ bạn cũng quen thuộc với những cái tên tập đoàn lớn và nổi bật hiện nay như: Apple, Microsoft, Amazon, Alphabet,.... Tuy nhiên, liệu rằng bạn đã biết vị trí xếp hạng của những cái tên này chưa? Thị trường kinh doanh luôn diễn ra trong sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt, bởi vì có thể chỉ một chút lơ là cũng làm cho mình bị bỏ lại xa phía sau đối thủ. Chính vì vậy, bảng xếp hạng top 10 tập đoàn lớn nhất thế giới hiện nay cũng luôn có sự thay đổi.

    Giải tỏa mặt bằng và công việc vất vả nhất của Bảo vệ - Tập đoàn Gia Hưng Group

     


    Có thể rất ít người biết đến một công việc đặc thù trong ngành an ninh, là Bảo vệ giải tỏa mặt bằng, vậy vì sao công việc này lại cần đến Bảo vệ? công việc của họ là gì và họ phải chịu những mối nguy hiểm nào...

    Thành lập công ty - hỗ trợ phát triển toàn diện - Tập đoàn Gia Hưng Group

     


    Để thành lập một công ty và làm cho doanh nghiệp của mình phát triển, chắc hẳn đó là mơ ước của rất nhiều người, nhưng bắt đầu từ đâu, cần bao nhiêu tiền và làm như thế nào là những câu hỏi mà chúng ta sẽ phải trả lời, Hệ sinh thái của Tập đoàn Gia Hưng Group là giải pháp tối ưu cho việc bạn muốn mở một công ty và làm cho nó phát triển theo ý mình muốn, khi hỗ trợ 100% từ A đến Z việc đăng kí thành lập, khai báo thuế và cung cấp các kế hoạch makerting....

    Tổng quan về TNI - KING Coffee

     



     TNI - KING COFFEE (Trung Nguyên International) có trụ sở tại Singapore được Bà Lê Hoàng Diệp Thảo – đồng sáng lập tập đoàn Trung Nguyên, thành lập từ năm 2008. Hiện nay, trụ sở chính của Trung Nguyên International đặt tại TP.HCM (Việt Nam) dưới sự điều hành của bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

    Những sự thật thú vị về Samsung có thể bạn chưa biết


    Samsung là một trong những ông hoàng của làng di động với “đế chế” di động và điện tử khổng lồ. Trong những năm qua, công ty đã phát triển đáng kể, liên tục có những sáng tạo và phát minh đưa thị trường di động và điện tử đi xa.

    Ngay từ khi thành lập, Lee Byung-chul tin rằng công ty của mình sẽ lớn hơn rất nhiều. Cái tên của công ty cũng phản ánh tham vọng này. Được kết hợp từ các từ trong tiếng Hàn: sam (ba) và sung (sao), biểu tượng ba ngôi sao được cho là đại diện cho một thứ gì đó lớn, nhiều và mạnh mẽ.

    Câu chuyện về Samsung là một câu chuyện dài khó mà có thể kể hết. Tuy nhiên có những sự thật thú vị về công ty này mà mình nghĩ các bạn sẽ rất hào hứng để nghe, hãy cùng mình điểm qua 12 điểm thú vị về Samsung do Tập đoàn Gia Hưng Group chia sẻ nhé.
    1. Đội ngũ nhân viên của Samsung lên đến gần nửa triệu người


    Samsung không chỉ là nhà sản xuất thiết bị điện tử và di động. Tập đoàn Samsung có 59 công ty chưa niêm yết và 19 công ty niêm yết, các công ty này thuộc nhiều lĩnh vực từ xây dựng đến dịch vụ tài chính, đóng tàu và thậm chí là ngành công nghiệp y tế.

    Samsung hiện đang sử dụng hơn 489.000 người trên 80 quốc gia khác nhau, bao gồm cả Hàn Quốc. Một chi tiết khác đáng chú ý là Samsung đã xây dựng tòa nhà chọc trời Burj Khalifa ở Dubai, đây là tòa nhà cao nhất thế giới ở độ cao 2.722 feet (~ 830 mét)
    2. Tập đoàn Samsung chiếm tỉ trọng lớn trong GDP của Hàn Quốc

    Samsung chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng GDP của nước sở tại, Hàn Quốc. Năm 2017, CNN đã báo cáo tổng tài sản của Tập đoàn Samsung chiếm khoảng 15% GDP của đất nước. Trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc, hơn 20% giá trị thị trường này dựa trên các công ty con của tập đoàn Samsung, đặc biệt là Samsung Electronics.
    3. Tham vọng điện tử của Samsung bắt đầu vào năm 1970 với TV trắng đen


    Sản phẩm điện tử đầu tiên được Samsung sản xuất là TV trắng đen vào năm 1970. Công ty đã mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực khác trong những thập kỷ sau đó. Năm 1986, Samsung đã tham gia vào làng di động. Tuy nhiên, trong khi những sản phẩm điện tử ban đầu của Samsung được đón nhận khá tốt mảng di động của công ty lại không được đón nhận nồng nhiệt.
    4. Samsung đã thay đổi logo 3 lần

    Logo Samsung đã thay đổi một vài lần trước những năm 70. Tính tới thời điểm hiện tại, công ty chỉ thay đổi ba lần. Logo hiện tại được sử dụng từ năm 1993.
    5. Samsung Electronics bắt đầu hoạt động vào năm 1993

    Mặc dù đã gắn bó với ngành điện tử và công nghiệp di động trong nhiều thập kỷ, nhưng mãi đến năm 1993, Samsung Electronics mới thực sự bắt đầu kỉ nguyên của mình.

    Chủ tịch Samsung Lee Kun Hee đã bắt đầu một triết lý quản lý mới, trong đó chất lượng sản phẩm là một trong những nguyên lý cốt lõi. Trung tâm phát triển nguồn nhân lực của Samsung cũng đã tạo ra các khóa đào tạo và phát triển mới để giúp phát triển nhân viên chuyên nghiệp hơn.
    6. Năm 1995 đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn của Samsung

    Vào năm 1995, Lee Kun Hee cảm thấy thất vọng với chất lượng sản phẩm và sự thiếu thay đổi của công ty. Lee và ban giám đốc của mình đã tiến hành phá hủy các sản phẩm như điện thoại, tivi, máy fax,... dưới sự chứng kiến của 2000 nhân viên.

    Ngày hôm đó, hơn 50 triệu đô la phần cứng đã bị phá hủy để có thể thay đổi diện mạo, tạo ra một Samsung hoàn toàn mới. Sau đó, Samsung đã sử dụng cách thức và hệ thống quản lí mới, sự thay đổi này thực hiệu hiệu quả, minh chứng là sự tăng trưởng nhanh chóng và thành công trên toàn cầu của tập đoàn này.
    7. Samsung sản xuất chiếc điện thoại CDMA đầu tiên

    Samsung SCH-100 được phát hành vào năm 1996, là chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng công nghệ CDMA. Vào thời điểm đó, CDMA là một công nghệ mới. Samsung đã tiên phong trong việc sử dụng một tiêu chuẩn mà nhiều người coi là hạn chế và kém hơn GSM.

    Sự dám chấp nhận mạo hiểm của Samsung vào thời điểm đó đã mang lại cho công ty này nhiều thành quả, đặc biệt là sự dẫn đầu công nghệ ở thời điểm hiện tại.
    8. Samsung tiên phong trong việc tạo ra đồng hồ thông minh

    Thị trường đồng hồ thông minh đã bắt đầu từ năm 1999. Vào thời điểm đó, Samsung là người tiên phong đầu tiên và là một trong những người duy nhất có thể chế tạo một chiếc đồng hồ được sử dụng như một chiếc điện thoại với tên là Samsung SPH-WP10.

    Chiếc đồng hồ độc đáo này không chỉ có thể cho biết thời gian mà còn có thể gọi điện trong tối đa 90 phút. Thiết bị này sử dụng màn hình loại LCD đơn sắc và có các nút vật lý điều hướng xung quanh menu. Thậm chí còn có lệnh thoại để quay số liên lạc.
    9. Samsung tham gia thị trường smartphone trước cả Android và IOS

    Samsung có thể không phải là người đầu tiên sản xuất điện thoại thông minh, tuy nhiên đây là công ty giới thiệu thiết bị PDA đầu tiên với màn hình màu tại thị trường Mỹ vào năm 2001.

    PDA là các thiết bị cầm tay vốn được thiết kế như một cuốn sổ tay cá nhân và ngày càng tích hợp thêm nhiều chức năng như đồng hồ, lịch, danh sách việc cần làm, sổ ghi chú và máy tính bỏ túi.

    Thiết bị này được gọi là SPH-i300, được thiết kế cho mạng của Sprint và chạy trên Palm OS với tất cả các chức năng của một chiếc PDA bình thường và có thể thực hiện cuộc gọi.

    Vì vậy, SPH-i300 về cơ bản có thể được coi là bước đi đầu tiên của Samsung trong việc tạo ra một chiếc điện thoại thông minh cho thị trường Mỹ.
    10. Điện thoại Samsung bán chạy nhất là Samsung E1100


    Chiếc điện thoại di động bán chạy nhất mọi thời đại của Samsung chính là Samsung E1110, chiếc điện thoại phổ thông ra mắt từ năm 2009. Tính đến năm 2012, Samsung đã bán được 150 triệu chiếc. Đây cũng là chiếc điện thoại di động bán chạy thứ 8 mọi thời đại.
    11. Galaxy S4 là chiếc smartphone bán chạy nhất của Samsung


    Galaxy S4 là chiếc smartphone Samsung bán chạy nhất, chiếc điện thoại Samsung bán chạy thứ hai, đồng thời đứng ở vị trí thứ 14 trong số các điện thoại di động bán chạy nhất với tổng doanh số 80 triệu chiếc.

    Bên cạnh đó, đây cũng là chiếc điện thoại Android bán chạy nhất mọi thời đại và là chiếc smartphone bán chạy thứ ba từ trước đến nay.
    12. Samsung đã có cơ hội mua lại Android, nhưng lại quyết định không


    Trong một cuốn sách của mình, tác giả Fred Vogelstein đã viết về việc những người sáng lập Android tìm kiếm nguồn tiền đầu tư để tiếp tục khởi nghiệp vào cuối năm 2004. Tất cả 8 thành viên tạo ra Android đã bay tới Hàn Quốc để gặp 20 giám đốc điều hành của Samsung.

    Tuy nhiên, Samsung đã im lặng trước đề xuất của nhóm Android về việc để Samsung thiết kế hệ điều hành riêng cho di động. Chỉ hai tuần sau, vào đầu năm 2005, Rubin và nhóm Android đã hợp tác với Google, công ty đã quyết định mua lại startup này với giá 50 triệu USD.

    Nếu Samsung gật đầu lúc đó, có lẽ bây giờ sẽ là Samsung thống trị hệ điều hành di động chứ không phải Google.

    Trên đây là những sự thật htú vị về Sam sung mà Tập đoàn Gia Hưng Group đã tổng hợp và gửi đến quí bạn đọc, hãy tiếp tục theo dõi để xem nhiều bài viết hay hơn nữa nhé.
    Tập đoàn Gia Hưng Group - Trao chữ tín, nhận niềm tin.

    #tap-doan-gia-hung-group

    #giahuco.com


    Đồng phục Samsung, bí ẩn về sự hấp dẫn...

     


    Sức hấp dẫn của đồng phục Samsung xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, một trong những yếu tốt phải kể đến là màu xanh dương của bộ đồng phục nhân viên

    Samsung là thương hiệu không còn xa lạ đối với người Việt Nam chúng ta qua bao thập kỷ. Tuy nhiên, ít ai biết ý nghĩa thực sự đằng sau logo và bộ đồng phục Samsung là gì? Hãy cùng Tập đoàn Gia Hưng Group tìm hiểu ý nghĩa và sức hấp dẫn của nó ngay sau đây nhé.

    Tóm tắt:

    1. Giới thiệu 
    2. Ý nghĩa bộ đồng phục
       2.1 Đồng phục nhân viên
       2.2 Đồng phục công nhân
       2.3 Áo lạnh
       2.4 Đồng phục PG
    3. Ý nghĩa logo

    1. Giới thiệu

    Samsung là tập đoàn đa quốc gia được thành lập từ năm 1938, bởi ông Lee Byung-chul, một nhà tư bản Hàn Quốc. Khởi đầu chỉ là công ty bán lẻ, nhưng sau hơn 30 phát triển, tập đoàn này đã đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh như: Dệt may, chế biến thực phẩm, bảo hiểm, chứng khoán, bán lẻ,... Vào cuối thập niên 60, Samsung đã mở rộng sang lĩnh vực sản xuất đồ điện tử, tiếp theo đó là lĩnh vực xây dựng và công nghiệp đóng tàu.

    - Đến năm 1987, ông Lee Byung-chul qua đời, Samsung đã tách ra thành 4 tập đoàn lớn là: Samsung, CJ, Shinsegae và Hansol. Vào thập niên 90, Samsung đầu tư phát triển bên lĩnh vực sản xuất điện thoại di động và chất bán dẫn. Tính đến năm 2019, tập đoàn Samsung đã có giá trị thương hiệu toàn cầu lớn nhất Châu Á và đứng thứ tư thế giới, góp phần không nhỏ vào phát triển nền kinh tế Hàn Quốc.

    - Tập đoàn Samsung sở hữu nhiều nổi tiếng như:

    • Samsung Heavy Industries - Là công ty đóng tàu lớn thứ 2 thế giới.
    • Samsung Electronics - Là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới tính theo doanh thu.
    • Samsung Everland - Quản lý Everland Resort, công viên giải trí lớn nhất Hàn Quốc
    • Samsung Life Insurance - Công ty bảo hiểm lớn thứ 14 thế giới
    • Cheil Worldwide - Công ty quảng cáo lớn thứ 15 thế giới theo doanh số 2012
    • Samsung Techwin - Công ty hàng không vũ trụ, thiết bị giám sát, bảo vệ
    Thương hiệu Samsung không còn xa lạ đối với người Việt


    2. Giải mã ý nghĩa bộ đồng phục Samsung

    Mỗi khi nhắc đến Samsung thì mọi người thường nghĩ ngay đến điện thoại, tivi, tủ lạnh, máy giặt,... Ngoài ra, những bộ đồng phục Samsung của nhân viên cũng tạo được nhiều ấn tượng tốt. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, Samsung vẫn giữ nguyên được nét đặc trưng của bộ đồng phục của mình, với màu chủ đạo xanh dương nổi bật.

    2.1 Đồng phục nhân viên Samsung

    Mẫu đồng phục nhân viên thường là áo thun cổ tròn hoặc cổ trụ. Do tính chất công việc tiếp thị, bán hàng cần di chuyển nhiều nên cần một chiếc áo có tính năng co giãn, thấm hút mồ hôi tốt, tạo điều kiện cho quá trình làm việc của nhân viên. Ngoài ra, mẫu áo thun đồng phục nhân viên Samsung tạo nên phong cách trẻ trung năng động, rất phù hợp cho nhân viên bán hàng.

    Trang phục của nhân viên bán hàng Samsung


    2.2 Đồng phục công nhân Samsung

    Mẫu đồng phục công nhân của công ty là kiểu áo sơ mi kẻ sọc tay ngắn đối với nữ và áo sơ mi xanh nhạt tay ngắn đối với nam. Áo được may bằng chất liệu vải bền đẹp, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cho người lao động. Tuy vải hơi dày, nhưng chất liệu vải này lại vô cùng thoát mát, mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt, giúp người mặc luôn cảm thấy thoải mái và lịch sự.

    Mẫu trang phục cho công nhân Samsung

    Mẫu trang phục cho công nhân Samsung


    2.3 Áo lạnh - áo rét Samsung

    Điểm nổi bật của áo lạnh Samsung là thiết kế dày dặn, ấm áp, giúp bảo vệ sức khỏe cho nhân viên công ty tốt hơn. Chiếc áo rét Samsung mang ý nghĩa to lớn, nó như là một món quà đặc biệt dành tặng cho tất cả nhân viên công ty, thể hiện sự quan tâm, chăm lo cho sức khỏe nhân viên của mình.

    Mẫu áo lanh Samsung 2021 có 4 màu khác nhau: ĐỎ - XANH DƯƠNG - XANH RÊU - TÍM THAN. Trong đó, màu xanh dương là gam màu tựng trưng cho thương hiệu, tạo nên nét đặc trưng riêng cho công ty.

    Mẫu áo lạnh Samsung màu đỏ và màu xanh

    Mẫu áo chống rét Samsung màu xanh rêu và tím than


    2.4 Đồng phục PG Samsung

    Độ "chịu chơi" của công ty Samsung thể hiện qua bộ đồng phục PG Samsung trong các sự kiện quảng cáo. Tùy theo mỗi sự kiện và thông điệp muốn truyền tải sẽ quyết định đến kiểu dáng và màu sắc áo đồng phục. Nhưng nhìn chung, Samsung vẫn trung thành với kiểu trang phục PG mang màu xanh đặc trưng của mình.

    Váy đồng phục PG

    3. Ý nghĩa logo Samsung

    Logo Samsung chính thức ra mắt vào năm 1953 với thiết kế đơn giản, nó vẻ không liên quan gì đến công nghệ. Sau đó, logo của tập đoàn cũng đã thay đổi một vài lần. Lần thay đổi logo gần đây nhất là vào năm 1993 và được sử dụng cho đến hiện nay.

    - Logo Samsung được ghép bởi từ "SAM" trong tiếng Hàn có nghĩa là "ba" tượng trưng cho sức mạnh. Còn từ "SUNG" có nghĩa là "ngôi sao" tượng trưng cho sự bất diệt. Khi ghép 2 từ này lại có nghĩa là "tam sao", thể hiện sức mạnh to lớn, trường tồn cùng với thời gian.

    - Hình elip bao quanh logo xoay lên một góc 10 độ, thể hiện sự phát triển đi lên không ngừng của thương hiệu. Chữ "S" ở đầu và chữ "G" ở cuối áp sát với hình elip tượng trưng cho sự hòa mình vào thế giới.

    - Về màu sắc, logo Samsung sử dụng màu trắng và màu xanh dương. Trong đó, màu xanh dương thể hiện sự tin tưởng, thấu hiểu, niềm tin và hi vọng. Còn màu trắng thể hiện sự mới mẻ, tinh tế, đẳng cấp và sang trọng.

    - Nhìn từ tổng thể logo Samsung khá đơn giản, dễ nhớ, nhưng mang thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là sự trường tồn, vĩnh cửu của thương hiệu trong tâm thức khách hàng.

    Kể từ khi thành lập, Sam sung đã 3 lần thay đổi logo

    Với những thông tin hữu ích chia sẻ trên đây, hy vọng rằng đã giúp bạn hiểu được ý nghĩa sâu sắc trong logo và bộ đồng phục Samsung rồi phải không nào. Mời các bạn ghé thăm trang web của Tập đoàn Gia Hưng Group để tham khảo thêm nhiều bài viết hay hơn nữa nhé.

    Tập đoàn Gia Hưng Group - Trao chữ tín, nhận niềm tin.

    #tap-doan-gia-hung-group

    #giahuco.com

    Tập Đoàn Gia Hưng Group

    Tập đoàn Gia Hưng Group là một Tập đoàn đa ngành với nhiều công ty con trong hệ sinh thái, cung cấp những sản phẩm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp toàn diện như Bất động sản, Nội thất, truyền thông marketing, Bảo vệ, Tài chính...

    Tin tức